Quyết định số 631/TTg-CN của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 09/05/2017: Về việc bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Trong công văn này, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung quy hoạch của 3 công trình giao thông kết nối TPHCM, Đồng Nai và Long An
HATALand sẽ cung cấp thông tin chi tiết và chuẩn xác về 3 dự án giao thông mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt gồm: Cầu Cát Lái thay phà Cát Lái, cầu Cần Giờ thay phà Bình Khánh và đường song song Quốc lộ 50
Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM (đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020) cầu thay thế phà Cát Lái như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
Địa điểm: Cầu Cát Lái được xây dựng từ quận 2, TP.HCM nối sang huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, vượt sông Đồng Nai với tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 4,5 km.
Quy mô: Mặt cắt ngang đường 60 m, đảm bảo 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp. Vận tốc Cầu Cát Lái 80km/h
Giai đoạn đầu tư: Xây Cầu Cát Lái được triển khai từ năm 2017 đến 2020.
Mẫu thiết kế cầu Cát Lái sẽ là loại cầu dây văng với tĩnh không 55 m
Cầu Cát Lái được thiết kế dạng dây văng có tĩnh không 55 m. Kinh phí xây dựng Cầu Cát Lái là 5.700 tỉ đồng
Điểm đầu cầu Cát Lái kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2, TP HCM) và điểm cuối cách bến phà Cát Lái hiện hữu khoảng 1,2 km thuộc xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). Cầu xuất phát tại ngã tư đường D giao với đường Nguyễn Thị Định (Q. 2, TP.HCM), điểm cuối nằm trên đường Lý Thái Tổ, xã Phú Hữu
Về hướng tuyến, công trình chạy dọc theo đường Nguyễn Thị Định đến khoảng đầu đường nội bộ số 21 rẽ phải vượt sông Đồng Nai, hướng về đường Lý Thái Tổ – đô thị Nhơn Trạch, sau đó rẽ trái kết nối với đường Lý Thái Tổ
Thủ tướng cũng đồng ý bổ sung cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh.
Địa điểm: Cầu Cần Giờ được xây dựng tại huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ, vượt sông Soài Rạp. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 7,3 km.
Quy mô: Mặt cắt ngang đường 40 m, đảm bảo 4 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp. Vận tốc 60km/h
Giai đoạn đầu tư: Cầu Cần Giờ được thực hiện từ năm 2017 đến 2020
Ngày 15/6/2018, tin từ Sở GTVT TP.HCM cho biết UBND TP vừa ban hành quyết định tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ, TP.HCM.
Theo thiết kế, cầu Cần Giờ có điểm đầu tại nút giao giữa đường 15B với Đường số 2 – khu đô thị Phú Xuân, huyện Nhà Bè. Điểm cuối kết nối vào đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam thuộc xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.
Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 7,41 km với vận tốc thiết kế 60 km/giờ, bề rộng cầu chính 24,5 m (mặt cắt ngang rộng 40m), đáp ứng bốn làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp.
Về vị trí, cầu Cần Giờ được xây dựng vượt sông Soài Rạp tại khu vực hạ lưu phà Bình Khánh hiện hữu, nối từ huyện Nhà Bè sang huyện Cần Giờ
Báo VnExpress đưa tin: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thu-tuong-dong-y-cho-xay-cau-cat-lai-noi-tp-hcm-voi-dong-nai-3447725.html
Báo VnExpress đưa tin: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/5-700-ty-dong-xay-cau-cat-lai-noi-tp-hcm-voi-dong-nai-3431671.html
Ông Huỳnh Ngọc Thanh – Giám đốc kinh doanh
Ông Huỳnh Ngọc Thanh – Chuyên gia phân tích thị trường và tư vấn đầu tư bất động sản. Ông là tác giả của bài viết này, phân tích và tổng hợp các thông tin quan trọng chuẩn xác giúp các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản Nhơn Trạch có thông tin hữu ích để chọn đúng vị trí và thời điểm đầu tư.
Đặc biệt, HATALand mang sứ mệnh bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những rủi ro của thị trường bất động sản.
Có xe ô tô đưa đón tham quan miễn phí vào 8h00 sáng thứ 5 và Chủ nhật hàng tuần. Còn 5 nền cực đẹp, giá từ 300 triệu/lô.
Đăng ký tải báo giá và tham quan thực tế đất nền Nhơn Trạch. Hotline: 0944.885.881