Vấn đề lừa đảo khi mua đất nền đang là mối bận tâm lớn nhất khi những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm dễ bị gặp phải. Vậy làm thế nào để tránh bị lừa đảo khi mua đất nền đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả nhà đầu tư chuyên nghiệp lẫn người mua ở thực.
Thị trường đất nền là một kênh đầu tư tốt được đông đảo người mua ở thực và nhà đầu tư luôn dành sự quan tâm đáng kể bởi khả năng sinh lợi tốt so với những phân khúc bất động sản khác. Do đó, đất nền là sự lựa chọn hàng đầu và đất nền được đánh giá là kênh đầu tư Vua.
Bây giờ, Tôi bắt đầu vạch trần các chiêu lừa đảo bán đất nền. Huỳnh Ngọc Thanh sẽ cùng với bạn bắt đầu cuộc hành trình làm sao để tránh bị lừa đảo khi mua đất nền?
NHIỀU NGƯỜI ĐÃ RƠI VÀO CẢNH TRẮNG TAY. VÌ MUA ĐẤT BỊ DÍNH QUY HOẠCH
Hotline: 0944.885.881
HUỲNH NGỌC THANH HƯỚNG DẪN TẢI THÔNG TIN QUY HOẠCH 63 TỈNH MIỄN PHÍ.
BẠN MUỐN ĐẦU TƯ AN TOÀN – KHÔNG DÍNH QUY HOẠCH. TẢI MIỄN PHÍ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH NGAY.
BẠN HÃY BẤM VÀO NÚT QUY HOẠCH BẤT ĐỘNG SẢN ĐỂ TẢI QUY HOẠCH 63 TỈNH MIỄN PHÍ
DANH MỤC
1. Lựa chọn chủ đầu tư uy tín, có năng lực.
2. Kiểm tra pháp lý và thông tin quy hoạch.
3. Người mua đất nền phải xem thật kỹ hợp đồng trong giao dịch.
4. Xem kỹ những thỏa thuận trước khi quyết định mua.
5. Không nên tin tuyệt đối vào lời môi giới để tránh bị lừa đảo khi mua đất nền.
Ông Huỳnh Ngọc Thanh – Chuyên gia phân tích đầu tư bất động sản.
– Với tình cảnh “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay, nếu không cẩn thận, khách hàng có thể rơi vào cảnh “tiền mất tật mang” nếu gặp phải những chủ đầu tư hay đơn vị môi giới không uy tín.
– Những năm qua, khách hàng đầu tư đất nền thường đối mặt với hàng loạt doanh nghiệp có thủ đoạn làm ăn gian dối, lừa đảo khách hàng.
Vậy, làm cách nào để hạn chế những rủi ro, Huỳnh Ngọc Thanh sẽ chỉ cho bạn cách tránh bị lừa đảo khi đầu tư đất nền?
– Với những doanh nghiệp không minh bạch về dự án thì tốt nhất nhà đầu tư không nên bỏ tiền vào. Tuy vậy, thực tế thị trường lại có rất nhiều nhà đầu tư ham đất nền rẻ nên lao đầu vào và khi sự việc đã rồi thì mới hối hận. Dù trong bối cảnh nào, nhà đầu tư nên kiếm chủ đầu tư đàng hoàng để mua.
– Người mua đất nền cần tìm hiểu về năng lực tài chính của chủ đầu tư các khu đất nền. Bởi lẽ nhiều chủ đầu tư sau khi bán đã không thực hiện nghĩa vụ về việc xây dựng các hạng mục nước sinh hoạt, điện, đường nội bộ trong những khu đất nền rộng từ vài chục đến vài trăm ha, giống như đã cam kết.
1. Năng lực tài chính phải vững mạnh.
2. Pháp lý dự án phải an toàn.
3. Hạ tầng của khu đất nền hoặc dự án phải đảm bảo đúng tiến độ và cam kết.
4. Dự án đất nền phải được công khai và minh bạch.
5. Lịch sử và kinh nghiệm chủ đầu tư đã thực hiện những dự án nào trước đây.
6. Mức độ uy tín trên thị trường và được khách hàng tin tưởng.
– Qua 6 dữ kiện trên, khách hàng sẽ biết được chủ đầu tư nào đáp ứng được tiêu chí, đảm bảo uy tín và có năng lực để an tâm khi lựa chọn mua.
– Ngoài ra, ông Huỳnh Ngọc Thanh khuyến cáo cho nhà đầu tư, trước khi mua đất nền thì cần kiểm tra pháp lý và thông tin quy hoạch của khu đất nền.
Theo ông Huỳnh Ngọc Thanh, chuyên gia bất động sản chia sẻ, khi mua đất nền, điều đầu tiên khách hàng cần chú ý là tính pháp lý của dự án. Có 2 vấn đề cần xem xét
Lô đất này phải đảm bảo và đáp ứng điều kiện để được phép giao dịch
– Đối với dự án quy hoạch 1/500: Người mua nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các giấy tờ pháp lý như văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh. Sau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và nghĩa vụ tài chính về đất đai quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án… vì khi có nhu cầu xây dựng nhà ở trên phần đất đó thì sẽ phải tuân theo bản thiết kế – quy hoạch này.
– Đối với dự án phân lô bán nền: Cần yêu cầu chủ đầu tư hoặc chủ đất cung cấp sổ đỏ để tránh bị lừa đảo khi đầu tư đất nền. Đồng thời có sổ đỏ rồi cũng chưa chắc người mua đã an toàn tuyệt đối, dó đó người mua đất nền cần kiểm tra những yếu tố sau:
1. Cần kiểm tra quy hoạch của lô đất có bị dính quy hoạch hay không?.
2 Có bị tranh chấp hay không?.
3. Có sắp bị giải tỏa hay không?.
4. Kiểm tra loại đất trên sổ là đất gì? và quy hoạch lô đất trong tương lai là đất gì?.
5. Có bị cơ quan có thẩm quyền kê biên tài sản hay không?.
6. Có được xây dựng nhà ở hay không?.
Để Tôi kể cho bạn nghe, câu chuyện thực tế liên quan đến vấn đề lô đất đã có sổ nhưng bị dính quy hoạch:
– Tôi có trợ giúp cho 3 người có nhu cầu mua đất tại Nhơn Trạch, Đồng Nai để thoát khỏi vấn đề bị dính quy hoạch. Họ nhờ tôi hướng dẫn cách kiểm tra quy hoạch và kiểm tra dùm 3 lô đất của họ. Thực ra họ không phải là khách hàng của Tôi, cả 3 người họ ngẫu nhiên tìm thấy Video chia sẻ của Tôi trên Youtube có tựa đề: Chia sẻ Bí Quyết Đầu Tư An Toàn Vào Đất Nhơn Trạch Không Rủi Ro. Nên nhờ Tôi cố vấn để giải quyết vấn đề dùm họ.
Vấn đề của 3 người này tương tư như nhau, cụ thể như sau: (Tổng giá trị 3 lô đất với tổng giá trị gần 25 tỷ)
– Có người đã đặt cọc 200 triệu để mua lô đất mặt tiền đường khoảng 15m với giá tốt (tầm 3 tr/m2). Khi kiểm tra lô đất này thì đây là đất thương mại dịch vụ, nhưng Tôi biết nó đã bị quy hoạch để làm khu du lịch sinh thái và không được phép xây dựng nhà ở. Như vậy mua trúng lô đất này, đã không được xây nhà ở, và sẽ bị giải tỏa, người mua coi như đã mất cả gia tài hơn 12 tỷ cho lô này rồi. Để đảm bảo không bị mất cả 12 tỷ, họ phải chấp nhận mất số tiền 200 triệu đã đặt cọc.
– Một trường hợp khác, lô đất đang là đất trồng cây lâu năm và được có quy hoạch trong tương lai là đất ở nông thôn tại xã Phước Khánh, Nhơn Trạch. Cũng là mặt tiền đường lớn, giá lại vừa rẻ, tốt rồi đúng không?. Nhưng không, lịch sử của lô đất này nằm trong khu vực đã được quy hoạch để làm dự án và chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính nên đã bị cơ quan có thầm quyền để thu hồi dự án, và đang chờ kêu gọi chủ đầu tư mới vào thực hiện dự án (Mặc dù trên phần mềm kiểm tra quy hoạch không thể hiện bị quy hoạch). Nếu bạn muốn xem cách thực hiện. Hãy xem video Tôi đã hướng dẫn: Cách Xem Quy Hoạch Hạ Tầng Giao Thông Nhơn Trạch để Đầu Tư Thành Công
– Trường hợp thứ 3 và vài trường hợp nhỏ khác cũng tương tự như 2 trường hợp trên diễn ra khá nhiều mà Tôi thường nhận những cuộc gọi cần được trợ giúp.
Tóm lại: Ở phần này, vấn đề lớn nhất của người mua đất thường bị lừa là bị dính quy hoạch, bị giải tỏa. Đồng thời những khu đất được quy hoạch trong tương lai là loại đất không được phép xây nhà ở, mà người mua ít kinh nghiệm thường bị gặp phải.
Qua câu chuyện này, Tôi biết có một vài người cũng cảm thấy mình từng trải qua vấn đề giống như Tôi vừa kể và đã từng bị lừa.
Tôi cảm nhận được nỗi đau của bạn
– Với những thông tin tôi nêu ở trên, nếu chủ đầu tư hoặc người bán không cung cấp được, hoặc khi khách hàng yêu cầu được xem những pháp lý mà chủ đầu tư hoặc người bán từ chối cung cấp. Hoặc hẹn vòng vo với đủ kiểu chiêu trò để nhằm mục đích không cung cấp mà cứ ép khách hàng đặt cọc xong mới cho xem. Thì đây là dấu hiệu của lừa đảo thật sự. Chúng tôi thật sự khuyên bạn, khi nào cảm thấy yên tâm về pháp lý thì hãy mua. Nếu nhận thấy sự mờ ám trong việc không công khai thông tin pháp lý thì tốt nhất bỏ qua và tìm lô đất mới.
– Nếu lô đất được ngân hàng cho vay thì bạn có thể yên tâm về pháp lý và không lo bị dính quy hoạch, vì đã có ngân hàng thẩm định và kiểm tra quy hoạch dùm bạn rồi. Đặc biệt khách hàng có lợi ích khi mua lô đất được ngân hàng đồng ý cho vay. (Có 2 lợi ích: Tính thanh khoản dễ và nhanh, khi cần vốn nhanh để kinh doanh hoặc đầu tư vào việc khác, có thể dùng lô đất để vay vốn ngay)
– Trong hợp đồng này, các cam kết trước đó về tiện ích, thời hạn bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều khoản phạt vi phạm về nghĩa vụ của các bên… cần thể hiện rõ, bởi đây là cơ sở giải quyết khi tranh chấp phát sinh.
– Hiện nay, có tình trạng, nhiều chủ đầu tư chưa đáp ứng được điều kiện để được phân lô, bán nền, chưa được cấp phép…. nhưng vẫn tiến hành thu tiền đặt cọc và ký hợp đồng với khách. Do đó rủi ro đới với khách hàng là rất lớn
1. Chủ đầu tư không thể tiến hành thủ tục tách sổ sang tên cho khách hàng vì tổng thể dự án chưa tiến hành xong.
2. Dự án không được cấp phép và không làm được sổ, người mua có nguy cơ mất trắng số tiền đã đóng cho chủ đầu tư.
3. Hoặc khi đưa tranh chấp ra Tòa án giải quyết thì hợp đồng có khả năng cao bị tuyên vô hiệu vì về bản chất hợp đồng góp vốn được xem là giả tạo.
– Một điều quan trọng nữa là người mua cần tìm hiểu thông tin về năng lực, uy tín của chủ đầu tư. Chủ đầu tư càng có uy tín, năng lực trên thị trường thì rủi ro khách hàng gặp phải càng ít đi.
– Ngược lại, với những chủ đầu tư không có năng lực, nhất là năng lực tài chính thì có nguy cơ số tiền được thanh toán sẽ không dùng vào đúng mục đích thực hiện dự án. Do chủ đầu tư phải xoay vòng nguồn vốn để thực hiện các dự án hoặc vào mục đích khác và hậu quả là dễ dẫn đến việc không có khả năng bàn giao sản phẩm như mong muốn, cam kết và thỏa thuận trong hợp đồng. Điều mà Huỳnh Ngọc Thanh đã đề cập về năng lực và uy tín chủ đầu tư ở mục 1.
Một dự án tại thị xã Phú Mỹ đã có sổ đỏ và hạ tầng hoàn thiện rất tốt. 2 yếu tố mà Tôi đã nói đến tại mục 1
Người mua đất phải nắm bắt rõ về thông tin dự án, giá cả và phương thức thanh toán. Giá thanh toán trong bảng giá phải có đóng dấu của chủ đầu tư dự án chứ không phải bảng giá do môi giới đưa ra.
Trước khi quyết định, khách hàng phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ pháp lý rõ ràng, bản vẽ chi tiết, đồ án quy hoạch, giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ tài chính như giấy nộp tiền sử dụng đất, thuế. Nếu đất phân lô bán nền, cần phải mua đất đã có sổ đỏ và phải xem trước sổ để tránh bị lừa đảo khi mua đất nền.
Khách hàng lưu ý, theo quy định mọi biểu mẫu, hợp đồng mua bán… đều phải được chủ đầu cung cấp trước khi đặt cọc. Một số đơn vị có hành vi lừa đảo thường “dụ” khách hàng đặt cọc xong mới đưa biểu mẫu, hợp đồng mua bán là không đúng. Đối với những công ty có hành vi lừa đảo, nếu đặt cọc xong, bạn sẽ không bao giờ được cung cấp pháp lý nào cả. (nói rõ ra là có pháp lý đâu mà cung cấp đây chứ)
Thực tế trên thị trường đất nền hiện nay, bên cạnh số ít những môi giới “có tâm” thì đa số đều dùng những “chiêu trò” khác nhau để bán được hàng. Bởi vì nếu không dùng chiêu trò thì không kiếm được khách hàng, bản thân môi giới đó cũng không tồn tại được trong tổ chức. Đó là lý do rất nhiều môi giới dùng “chiêu” với khách mua, trong đó tư vấn không đúng thực tế dự án là chiêu hay dùng nhất.
Theo ông Huỳnh Ngọc Thanh, người mua cần chú ý đến tiện ích xung quanh khu đất nền có ý định mua, không chăm chăm nghe những lời ‘tô vẽ’ về dự án từ môi giới. Đặc biệt, những dự án có đường, cầu qua sông, kênh rạch cần được xem xét kĩ lưỡng vì đây là những yếu tố thay đổi giá trị đất nền lên rất cao. Nhiều thông tin về dự án, siêu dự án mà nhiều môi giới áp dụng thật ra chỉ là “bánh vẽ” để “tung hỏa mù” với người mua nhưng thật ra không có. Là những chiêu trò thường sử dụng của rất nhiều môi giới hoặc các công ty có dấu hiệu lừa đảo.
Để tôi kể cho bạn nghe, những công ty chào mời khách đi xem dự án tại quận 2 hoặc quận 9 với giá rất rẻ để thu hút khách hàng đi xem đông. Nhưng khi khách lên xe xong và đi được nữa đường thì mới biết là mình bị lừa, không phải là dự án ở quận 2 hay quận 9 mà ở tận những nơi rất xa TPHCM như huyện Trảng Bom, Đồng Nai, thậm chí xa hơn nữa là huyện Xuân Lộc ở Đồng Nai. Những nhân viên môi giới không có tâm sẽ nói là hôm nay đi xem 2 dự án, xuống dự án ở xa trước rồi sẽ quay về TPHCM sau. Nhưng bạn biết không, sẽ chẳng có dự án nào ở TPHCM cả mà chỉ là chiêu trò của những công ty có dấu hiệu lừa đảo mà thôi.
– Có khách hàng biết mình bị lừa nên quyết định yêu cầu xuống xe và tự đón xe về lại TPHCM và ôm hận trong lòng.
– Tương tự, những chiêu trò lừa đảo áp dụng khi những công ty đăng chào bán dự án ở Hóc Môn, nhưng khi lên xe lại đưa xuống các huyện rất xa của tỉnh Long An
– Chưa hết, bằng những thủ đoạn lừa đảo, những công ty này dùng mọi cách để thúc ép khách hàng đặt cọc, nếu bạn không tỉnh táo, sẽ bị họ đưa vào cái bẫy đã dựng lên sẵn để chờ đưa bạn vào bẫy.
– Vấn đề còn tồi tệ hơn, một vài khách hàng khi đã đặt cọc rồi, mà còn chưa biết là dự án đó không phải thuộc TPHCM mà là ở một vị trí rất xa.
– Tôi đánh giá rất cao những công ty làm ăn chân chính và cung cấp đúng thông tin sự thật. Nếu họ bán các dự án tại Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu thì họ tư vấn ngay từ đầu cho khách hàng biết là dự án ở vị trí của tỉnh đó. Như vậy những khách hàng lựa chọn mua đều rất hài lòng vì họ đã xác định mục tiêu là mua đất nền của những tỉnh thành lân cận TPHCM để có giá tốt nhất và biên độ lợi nhuận cao hơn. Vì những tỉnh này giá chưa lên cao như TPHCM do đã trải qua nhiều đợt sốt đất và nhiều người mua ở thực không đủ tiền để mua nữa.
– Đầu tư vào các tỉnh vùng ven lân cận TPHCM như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An là xu hướng đầu tư mới của các nhà đầu tư chiến lược có tầm nhìn xa. (Điều tôi nói là có cơ sở, bởi vì TPHCM đã có công văn hạn chế cấp phép xây dựng dự án nhà ở mới tại các quận trung tâm. Từ đó đẩy giá nhà có thể leo thang khi TP HCM hạn chế dự án mới đến 2020).
– Bây giờ người mua ở thực đã rất khó khăn để mua nhà Sài Gòn, khi giá tăng cao hơn nữa thì lấy đâu ra tiền để mua trong khi đồng lương thì vẫn dậm chân tại chỗ. Vậy giải pháp là mua vùng ven để hợp túi tiền, bởi vậy nhà đầu tư thì họ nhanh chân để mua ngay bây giờ để còn bán lại cho người mua ở thực để gia tăng lợi nhuận chứ.
– Lời khuyên của Tôi là các nhà đầu tư khi đi mua đất nền nên tìm đến những công ty uy tín và những bạn chuyên viên tư vấn có Tâm và có Tầm. Nếu có thể bạn hãy tìm đến chuyên gia. Chính họ sẽ giúp đỡ bạn, cố vấn cho bạn tìm ra giải pháp đầu tư tốt nhất, nhưng an toàn về pháp lý, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro, và đặc biệt có khả năng sinh lợi bền vững.
– Hy vọng với kinh nghiệm nhiều năm làm trong lĩnh vực bất động sản của mình, trải qua và va chạm rất nhiều tình huống, nghe nhiều tâm sự của những nhà đầu tư bị các công ty bất lương lừa đảo. Tôi đúc kết lại và viết ra bài phân tích chia sẻ 5 bí quyết để tránh bị lừa đảo khi mua đất nền ở trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về những hành động lừa đảo tinh vi, để tránh bị lừa đảo khi đầu tư đất nền. Đồng thời nắm rõ được những nguyên tắc hàng đầu khi quyết định đầu tư, chúc bạn mua được mảnh đất nền ưng ý mà không gặp bất kỳ rủi ro nào.